A/B Testing là gì? 6 Bước Thực Hiện A/B Testing 

Khi thực hiện một chiến dịch marketing, bạn thường dùng trực giác để dự đoán về kết quả và sự chuyển đổi. Nhưng “trực giác” không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như bạn mong muốn. Thay vì đoán già đoán non hành vi và suy nghĩ người dùng, bạn hãy chạy A/B Testing để biết đâu sẽ là phiên bản phù hợp với khách hàng của mình. Vậy bạn có biết A/B Testing là gì không? Những lợi ích của thử nghiệm A/B là gì? Quy trình thực hiện thử nghiệm A/B như nào? Bài viết này sẽ gửi đến bạn câu trả lời thỏa mãn nhất.

Xem thêm: Dịch vụ chạy quảng cáo Facebook giá rẻ

A/B Testing là gì?

Cụm từ này có lẽ đã quá nổi trong giới marketing online. Định nghĩa về A/B testing cũng khá nhiều, nhưng tất cả đều mang một ý nghĩa rằng:

A/B Testing là việc chạy thử nghiệm so sánh 2 phiên bản khác nhau được đặt trong cùng 1 điều kiện, nhằm tìm ra phiên bản tốt hơn, trước khi triển khai phiên bản đó trên quy mô rộng lớn hơn.

A/B Testing là gì? 6 Bước Thực Hiện A/B Testing 
A/B Testing là gì?

Cách thức hoạt động của thử nghiệm A/B là bạn thực hiện những thay đổi đơn giản như thay đổi tiêu đề, nút CTA hoặc thiết kế lại cả trang, chiến dịch,… Mỗi sự thay đổi sẽ tạo ra phiên bản mới và được so sánh chất lượng với phiên bản cũ. Nếu chỉ có 2 phiên bản, số lượng đối tượng sẽ được chia đều là 50 : 50 để dễ dàng đánh giá. Sau khi thu thập dữ liệu và phân tích qua các công cụ thống kê, bạn sẽ xác định được việc thay đổi đó có tác động tích cực hay tiêu cực hay trung tính đến hành vi khách hàng khi truy cập. Phiên bản có kết quả tốt hơn sẽ được chọn để áp dụng trên quy mô lớn hơn.

Nhờ có thử nghiệm A/B, bạn sẽ chuyển cuộc trò chuyện kinh doanh từ “chúng tôi nghĩ” sang “chúng tôi biết” để phỏng đoán, tối ưu và đưa ra quyết định hiệu quả hơn.

Tại sao cần làm A/B Test?

Nhìn tổng thể, thực hiện a/b test sẽ cho 5 lợi ích sau:

  • Cho phép thực hiện thay đổi một cách thận trọng, ngăn ngừa tác động xấu đến trải nghiệm người dùng.

  • Giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ liên quan của yếu tố đó lên hành vi của khách hàng.

  • Cho biết từ, cụm từ, hình ảnh, video hay yếu tố nào hoạt động hiệu quả nhất, phiên bản nào cho kết quả tốt nhất.

  • Giúp việc truyền đạt thống nhất giữa các bộ phận dựa trên dữ liệu cụ thể thay vì cảm tính.

  • Tổng chi phí đầu tư chiến dịch marketing có thể giảm nếu từng yếu tố trong từng bước thay đổi tạo ra hiệu quả và thu hút khách hàng mới.

Nhìn theo khía cạnh cụ thể trong marketing, A/B test giúp:

  • Tối ưu Website, tìm ra giao diện UI, UX thu hút người dùng.

  • Đo lường hiệu quả từng mẫu quảng cáo phục vụ bán hàng online.

  • Đánh giá hiệu quả giữa các kênh quảng cáo.

  • Giúp cải thiện UI, UX với ứng dụng mobile

  • Xác định tiêu đề, thời gian gửi Email marketing mang lai hiệu quả tốt nhất.

A/B Testing là gì? 6 Bước Thực Hiện A/B Testing 
A/B Testing là gì?

Xem thêm: Uid Facebook là gì? Cách quét số điện thoại trên Facebook

6 bước thực hiện A/B Testing

Quy trình A/B test được thực hiện như nào? Bạn hãy bắt đầu cuộc thử nghiệm với thu thập dữ liệu.

Bước 1: Thu thập dữ liệu

Những phân tích ban đầu về thực trạng của bạn chính là tiền đề cho các phương án tối ưu được thiết lập. Ví dụ trang của bạn có tỷ lệ rớt trang (drop off) cao, time on page thấp hoặc chuyển đổi thấp,… thì có những phương án tối ưu và cải thiện theo hướng nào sẽ hợp lý?

Khi thu thập dữ liệu, bạn có thể sử dụng Google Analytics để xác định thông số và giới hạn phạm vi thử nghiệm. Bạn cũng có thể dùng thêm các công cụ phân tích hành vi truy cập website nhằm lấy thông tin về hành vi chung của người dùng.

Bước 2: Xác định mục tiêu

Mục tiêu chuyển đổi là những số liệu căn cứ để bạn xác định biến thể có thành công hơn phiên bản gốc hay không. Mục tiêu này có thể là bất cứ điều gì như nhấp vào liên kết, mua sắm online, để lại thông tin, tăng lượng traffic lên bao nhiêu %, tăng tỷ lệ chuyển đổi,…

Bước 3: Tạo ra các giả thuyết

Khi bạn đã xác định mục tiêu cần cải thiện, bạn có thể bắt đầu tạo các ý tưởng và giả thuyết để thực hiện thử nghiệm A/B. Khi đã có một danh sách ý tưởng, hãy sắp xếp thứ tự dựa trên những tác động dự kiến và độ khó khi thực hiện.

Bước 4: Tạo các thử nghiệm

Sử dụng phần mềm A/B Testing (như Optimizely). Đây là căn cứ thực hiện các theo đổi với trang web hoặc trải nghiệm trên thiết bị di động. Sự thay đổi nhỏ có thể là thay đổi màu của nút, hoán đổi thứ tự của các phần tử trên trang, thậm chí sẽ có sự thay đổi hoàn toàn trang.

Bước 5: Chạy thử nghiệm A/B

Sau khi hoàn tất, hãy bắt đầu thử nghiệm của bạn và đợi người dùng truy cập vào. Mỗi lượt khách hàng truy cập sẽ được chỉ định ngẫu nhiên trải nghiệm với một trong các biến thể. Tương tác của họ với từng trải nghiệm sẽ được đo lường, tính toán và so sánh để xác định hiệu quả giữa các biến thể.

Bước 6: Phân tích kết quả

Sau khi thử nghiệm hoàn tất, đã đến lúc bạn cần phân tích những kết quả hiện có. Phần mềm A/B Test sẽ trình bày dữ liệu từ thử nghiệm và cho bạn thấy sự khác biệt giữa 2 phiên bản.

A/B Testing là gì? 6 Bước Thực Hiện A/B Testing 
A/B Testing là gì?

Nếu biến thể của bạn thành công thì xin chúc mừng, bạn có thể nhân rộng phiên bản này trên quy mô lớn hơn. Tiếp tục tạo ra các phiên bản tương đồng để đạt hiệu quả kinh doanh tốt. Nếu thử nghiệm của bạn có kết quả âm hoặc không mang lại hiệu quả, thì cũng đừng lo lắng. Hãy coi đó là kinh nghiệm và tiếp tục tạo ra những giả thuyết mới.

Dù kết quả A/B Testing của bạn là gì, hãy sử dụng kinh nghiệm của mình để dự báo các thử nghiệm trong tương lai và liên tục tối ưu hoá trang web, ứng dụng dựa trên những kết quả thử nghiệm.

Lưu ý khi chạy thử nghiệm A/B

Dưới đây là những tổng hợp về lưu ý khi chạy A/B testing.

1. Đảm bảo môi trường, điều kiện phải giống nhau khi chạy A/B Test cho các phiên bản. Ví dụ như cùng thời điểm, rõ ràng sự thay đổi theo mùa sẽ khiến hành vi của người dùng mặc nhiên thay đổi. Nếu phiên bản A thực hiện vào tháng 1 cận tết, phiên bản B thực hiện vào tháng 7 sự chênh lệch sẽ luôn xuất hiện.

2. Nếu có thể, hãy bóc tách traffic giữa mobile, desktop, tablet,… vì khách hàng sử dụng mỗi thiết bị khác nhau sẽ có hành vi khác nhau.

3. Khách hàng đến từ nhiều nguồn khác nhau cũng nên phân biệt rõ vì trong mỗi nguồn, hành vi và nhu cầu của khách hàng là khác nhau.

4. Khi chưa hoàn thành thời gian chạy thử nghiệm, đừng vội đưa ra kết luận hay kết thúc thử nghiệm trước. 30 chưa phải là Tết, phút thứ 90 chưa có nghĩa là hết.

5. Chỉ chạy thử nghiệm với khách hàng mới, hạn chế hiển thị trước người dùng và khách hàng hiện tại.

Kết luận

MyB Media đã đề cập đến khái niệm A/B testing là gì, lý do bạn cần chạy thử nghiệm A/B và quy trình thực hiện.

A/B test là hoạt động cần thiết trong việc tối ưu. Nếu bạn là một marketer đang tìm kiếm phương pháp cải thiện lượng khách hàng tiềm năng, phát triển doanh nghiệp và tăng lợi nhuận thì không thể bỏ qua thử nghiệm A/B. Quá trình thực hiện thử nghiệm A/B có thể mất rất nhiều thời gian và nỗ lực của bạn, nhưng kết quả thành công sẽ xứng đáng với điều đó. Vì vậy hãy thực hiện A/B test ngay ngay bây giờ và tận hưởng những cải thiện!

Xem thêm: Workplace Facebook Là Gì? Tổng Quan Về Workplace

Bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *