Chức Năng Của Phòng Marketing Hiện Đại Thời Kỳ 4.0

Kinh doanh ngày càng bùng nổ trong thời kỳ công nghệ 4.0. Kéo theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Điều này càng thôi thúc các doanh nghiệp đầu tư bộ phận Marketing để tiếp thị sản phẩm và duy trì nhận thức lâu dài trong lòng khách hàng. Hôm nay, cùng MyB Media tìm hiểu nhiệm vụ và chức năng của phòng Marketing. Ngoài ra, nếu không thể xây dựng phòng Marketing riêng, bạn sẽ có những phương án nào để tiếp thị hiệu quả đến người tiêu dùng.

Xem thêm:  8 Ý tưởng kinh doanh mặt hàng độc tại Việt Nam năm 2022

Chức năng của phòng marketing là gì?

Chức Năng Của Phòng Marketing Hiện Đại Thời Kỳ 4.0

Trước khi tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của phòng marketing, bạn hãy cùng MyB Media định nghĩa lại một số khái niệm sau nhé!

Đầu tiên là khái niệm về marketing

Marketing là hoạt động kết nối sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn đến với người tiêu dùng. Mục đích to lớn của marketing là tối ưu sản phẩm của bạn trong mắt khách hàng, thu hút họ tìm đến doanh nghiệp và giữ chân họ trung thành với thương hiệu.

Tiếp theo là công việc của một nhân viên marketing

Nhân viên marketing (Marketer) là những người lên kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ của bộ phận marketing. Một marketer giỏi có khả năng nắm bắt xu hướng sở thích hay thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Họ tận dụng tâm lý đó để xây dựng thương hiệu theo cách mới mẻ, cuốn hút và gắn chặt khách hàng với doanh nghiệp. Marketer giỏi là người có thể truyền tải và phát triển ý tưởng, thông điệp nhằm tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Một trong những tố chất không thể thiếu của marketer là tư duy logic và khả năng sáng tạo những ý tưởng đột phá.

Và công việc của bộ phận marketing là…

Phòng marketing là bộ phận thực hiện hoạch định, định giá, phân phối và thúc đẩy sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng. Bộ phận marketing trong mỗi doanh nghiệp sẽ tiếp thị sản phẩm, thu hút khách hàng nhằm mục đích tối ưu hoá lợi nhuận thu được.

Có thể nói, phòng marketing chính là cầu nối giữa doanh nghiệp/ thương hiệu với khách hàng, giữa sản phẩm với người tiêu dùng. Đó cũng chính là lý do vì sao, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại đều cần có bộ phận marketing cho mình.

Xem thêm: Marketing Dịch Vụ 7P Là Gì? Ứng Dụng Trong Kinh Doanh

Nhiệm vụ và chức năng phòng marketing

Để hiểu rõ hơn vì sao doanh nghiệp không thể thiếu phòng marketing, bạn hãy cùng MyB Media phân tích kỹ hơn chức năng và nhiệm vụ của phòng marketing nhé!

Chức Năng Của Phòng Marketing Hiện Đại Thời Kỳ 4.0

#1. Xây dựng và phát triển thương hiệu

Chức năng, nhiệm vụ quan trọng nhất của marketing là xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp. Cụ thể bộ phận này sẽ:

  • Thiết lập và quản lý hệ thống dịch vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp.

  • Xây dựng các chính sách, kế hoạch hậu mãi và dịch vụ khách hàng bài bản.

  • Quan tâm tài trợ cho các hoạt động xã hội nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu.

  • Đăng ký các chương trình liên quan đến kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm.

Chức năng của phòng marketing ở đây là giúp doanh nghiệp tạo dấu ấn trên thị trường, nâng cao nhận thức thương hiệu và tăng sự tín nhiệm trong lòng khách hàng.

#2. Nghiên cứu và dự báo thị trường

Phòng marketing có nhiệm vụ thu thập thông tin về nhu cầu thị trường, sức tiêu thụ sản phẩm, định hướng mua hàng trong tương lai,… để xác định phạm vi thị trường, dự báo tiềm năng phát triển cho các chiến dịch tiếp thị mới.

Cụ thể chức năng phòng marketing trong nghiên cứu và dự báo thị trường là:

  • Thiết lập hệ thống thông tin về giá cả, nhu cầu thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh.

  • Nghiên cứu và phân tích các thông tin dựa trên kết luận thu được.

  • Lên ý tưởng xây dựng và phát triển sản phẩm mới. Đề xuất nội dung, hướng thiết kế nhãn hiệu, bao bì sản phẩm.

  • Nghiên cứu chiến lược tiếp cận thị trường mới phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.

Hiểu rõ xu hướng, nhu cầu thị trường chính là nền móng vững chắc cho các chiến lược marketing sau này.

Chức Năng Của Phòng Marketing Hiện Đại Thời Kỳ 4.0

#3. Thực thi chương trình phát triển sản phẩm mới

Theo Philip Kotler và Gary Armstrong, quá trình phát triển sản phẩm mới sẽ trải qua 8 giai đoạn như sau:

Chức Năng Của Phòng Marketing Hiện Đại Thời Kỳ 4.0

Sau khi xác định được mô hình sản phẩm, bộ phận marketing sẽ tiếp tục phát triển các chiến lược như sau:

  • Xác định thị trường mục tiêu: xác định khách hàng của bạn là ai? (đặc điểm nhân khẩu học: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, vị trí,…)

  • Thiết lập kế hoạch Marketing Mix theo mô hình 4P hoặc 7P.

  • Thiết lập kế hoạch bán hàng theo mục tiêu doanh số và lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp.

Bằng cách phân tích mức độ hài lòng của thị trường với sản phẩm, bộ phận marketing sẽ đề xuất kế hoạch nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Đồng thời cải tiến và hoàn thiện các sản phẩm để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Xem thêm: Báo giá Wifi Marketing rẻ nhất tại Hà Nội

#4. Chọn phân khúc thị trường và định vị thương hiệu

Thị trường rất rộng lớn, mỗi khách hàng lại có hành vi và sở thích khác nhau. Đó là lý do vì sao, chức năng của phòng marketing là phải chia phân khúc khách hàng ra thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm tạo thành tệp khách hàng mang một số đặc điểm tương đồng nhất định.

Khi đã tìm được nhóm khách hàng mục tiêu, bộ phận marketing sẽ nỗ lực định vị thương hiệu, đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng biệt, dễ đi sâu và nhận thức của khách hàng, giúp khách hàng phân biệt bạn với những đối thủ cùng ngành/lĩnh vực.

#5. Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược Marketing thương hiệu và sản phẩm

Mọi công việc lớn nhỏ trong doanh nghiệp đều cần sự đồng thuận từ người đứng đầu công ty, Ban Giám đốc. Theo đó, chức năng của phòng marketing ở đây là trình bày chiến lược marketing sản phẩm thương hiệu cho ban giám đốc. Các thông tin tham mưu gồm có: phát triển thương hiệu, chiến lược ra mắt sản phẩm mới, nhắm khách hàng mục tiêu, chăm sóc kênh phân phối, các hoạt động truyền thông quảng bá,…

Chức Năng Của Phòng Marketing Hiện Đại Thời Kỳ 4.0

#6. Xây dựng và thực thi chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Xây dựng chiến lược marketing hoàn chỉnh là doanh nghiệp chính là việc bạn đang tạo dựng con đường bền vững và chắc chắn để đi doanh nghiệp đi đến thành công. Nếu sản phẩm tốt mà không có người mua thì cũng vô ích. Quan trọng là phải có chiến dịch marketing là cầu nối đưa sản phẩm đến với khách hàng, thu hút họ bằng những lợi ích khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nhờ đó bạn bán được sản phẩm và thu về lợi nhuận.

Theo đó, phòng marketing có chức năng nhiệm vụ chủ chốt là xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.

#7. Xây dựng quan hệ với báo chí và truyền thông

Báo chí & truyền thông chính là phương tiện, là công cụ mạnh mẽ đưa tên tuổi của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Lúc này, chức năng của phòng marketing sẽ là tạo mối quan hệ tốt với các bên báo chí & truyền thông để giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng.

Khi doanh nghiệp xảy ra khủng hoảng truyền thông, phòng marketing là bộ phận đứng ra liên hệ với báo chí và các đơn vị truyền thông để giải quyết ổn thoả vấn đề, không để đề tài xấu bị bàn tán quá xa và khuếch tán ở khắp nơi.

Gợi ý chọn lựa phòng marketing thuê ngoài phù hợp với doanh nghiệp

Chức Năng Của Phòng Marketing Hiện Đại Thời Kỳ 4.0

Chắc hẳn bạn đã nắm được 7 chức năng nhiệm vụ chính của phòng marketing cần có. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực và thời gian để xây dựng đội ngũ marketing giỏi, chuyên nghiệp cho riêng mình. Nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn này, dịch vụ phòng marketing thuê ngoài ra đời và đang là xu hướng được nhiều doanh nghiệp chọn lựa.

Dưới đây là một số chú ý khi thuê phòng marketing bên ngoài cho doanh nghiệp:

  • Cần phải có kế hoạch kinh doanh rõ ràng

  • Cần xem xét kinh nghiệm và chuyên môn của đơn vị cung cấp dịch vụ

  • Chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có thế mạnh phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp

  • Có KPI rõ ràng

  • Thử nghiệm trước khi triển khai, không nên vội vàng

  • Có kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn cho cuộc chiến lâu dài

  • Hạn chế sử dụng nhiều đơn vị dịch vụ marketing thuê ngoài cùng lúc

Trên đây là những nhiệm vụ, chức năng của phòng marketing. Tuy rằng mỗi phòng marketing sẽ có nhiệm vụ và chức năng khác nhau do mỗi công ty có quy mô và đặc thù kinh doanh riêng. Nhưng chỉ cần doanh nghiệp có sự đầu tư nghiêm túc cho đội ngũ marketing hoặc đầu tư dịch vụ thuê ngoài chất lượng, chắc chắn doanh nghiệp sẽ thành công và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *