Ở bài viết này, mình sẽ không đi chi tiết về target Facebook mà sẽ tập trung gỡ rối cho bạn những thắc mắc về Target Audience trong marketing nói chung. Cùng tham khảo nhé!
Xem thêm: Cty chạy quảng cáo Facebook
Khái niệm Target Audience
Đã kinh doanh, dù quy mô lớn hay nhỏ, bạn đều đã nghe đâu đó cụm từ target audience. MyB sẽ chia sẻ khái niệm và vai trò cụ thể của target audience để bạn đọc hiểu hơn về nó.
Target Audience là gì? (Khách hàng mục tiêu là gì?)
Target Audience là cụm từ tiếng Anh mang nghĩa KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU.
Khách hàng mục tiêu chính là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp bạn nhắm đến để gia tăng doanh thu. Họ phải là những người có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp và có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ đó. Khách hàng mục tiêu bao gồm khách hàng thực tại (người đã mua hàng) và khách hàng tiềm năng (người biết đến sản phẩm nhưng chưa thể mua hàng).
Một nhóm khách hàng mục tiêu có thể được xác định bởi một loạt các tiêu chí về giới tính, nhóm tuổi, giai tầng xã hội, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn,…
Trong quảng cáo, Target Audience là đối tượng khán giả, độc giả mà các nhà quảng cáo hướng đến. Nhóm đối tượng này được xác định thông qua các tiêu chí về nhân khẩu học, hành vi, sở thích, người đưa ra quyết định mua sắm,…
Target Audience là chìa khóa thành công
Có một điều người kinh doanh luôn mong muốn, đó là tăng doanh số bán hàng hoặc có được nhiều khách hàng hơn. Nhưng để đạt được mong muốn, bạn cần tìm ra phương pháp marketing đúng đắn nhất.
Theo một nghiên cứu từ Staples, hơn một phần ba chủ doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi xây dựng phương pháp marketing hiệu quả. Bên cạnh đó, một nửa chủ sở hữu doanh nghiệp không biết cách tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Bước đầu tiên giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về marketing là XÁC ĐỊNH và NHẬN BIẾT khách hàng mục tiêu là ai. Lợi ích khi bạn xác định và nhận biết được target audience là:
-
Biết được sản phẩm/dịch vụ bạn sẽ cung cấp cho target audience là gì
-
Đặt mức giá phù hợp cho sản phẩm, dịch vụ của bạn
-
Loại hình truyền thông, quảng bá (website, áp phích, tờ rơi, bài viết blog, mạng xã hội,…)
-
Các lợi ích và tính năng bạn sẽ làm nổi bật trong chiến dịch tiếp thị của mình
-
Nơi trưng bày hoặc gửi sản phẩm/dịch vụ
-
Nơi quảng cáo (online, offline)
Cách xác định Target Audience là gì?
Mỗi người một quan điểm, mỗi người một mong muốn, một nhu cầu. Vì thế, bạn đi tìm kiếm và xác định Target Audience thật không dễ dàng. Làm sao để tạo ra tệp khách hàng mục tiêu đủ lớn, đủ bao quát và có điểm chung nhiều nhất? Bạn có thể tham khảo và áp dụng những cách dưới đây.
Xem thêm: “Hiểu” rõ thư viện quảng cáo Facebook library là gì?
Xác định chân dung khách hàng mục tiêu bằng nhân khẩu học
Nhân khẩu học là tiêu chí đầu tiên bạn cần nghĩ đến để xác định khách hàng mục tiêu là ai. Khi nhắc đến nhân khẩu học, bạn cần xem xét một số vấn đề như:
– Độ tuổi
– Giới tính
– Nghề nghiệp
– Tình trạng hôn nhân (kết hôn bao lâu, bao nhiêu con, con mấy tuổi)
– Khu vực sống và đặc điểm khu vực họ sống (bạn chú ý về đặc điểm khu vực từng quận, huyện nhé).
Ví dụ: Bạn kinh doanh online sản phẩm sữa dành cho người cao tuổi. Vậy độ tuổi khách hàng sẽ từ bao nhiêu? Họ làm công việc gì, đã về hưu hay chưa? Tình hình tài chính của họ như thế nào?
Càng nhiều thông tin về khách hàng mục tiêu, bạn càng dễ dàng hiểu khách hàng của bạn cần gì, dễ dàng phân đoạn khách hàng mà mình nhắm tới.
Nhờ có dữ liệu internet, thông tin khách hàng được lưu trữ trên các nền tảng. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản, bạn có thể tìm thấy đặc điểm của khách hàng mục tiêu giúp bạn mong muốn trong kinh doanh.
Đặc biệt, các yếu tố này giúp bạn kiếm tiền nhờ kinh doanh online hiệu quả và tiết kiệm chi phí quảng cáo rất nhiều.
Xem thêm: Tổng Hợp 24 Cách Tối Ưu Quảng Cáo Facebook Ads Giá Rẻ Nhất
Xác định chân dung khách hàng mục tiêu theo khu vực địa lý
Trong kinh doanh online, khoảng cách địa lý gần như được xoá mờ. Việc xác định chân dung khách hàng mục tiêu theo khu vực địa lý tuy không còn quá quan trọng ở thời điểm hiện tại. Song với một số lĩnh vực kinh doanh sản phẩm vật lý, nó vẫn rất cần thiết. Hơn nữa, dựa vào chân dung khách hàng theo khu vực địa lý, bạn có thể đưa ra các chính sách khuyến mãi như Free ship nội thành, tỉnh; hoặc nhận ưu đãi giảm phí ship,…
Xác định đối tượng chi tiền, đối tượng dùng sản phẩm
Đây là việc bạn xác định ai là người mua, ai là người sử dụng sản phẩm.
Trở lại với ví dụ trên: nếu khách hàng của bạn là những người lớn tuổi, cơ thể bắt đầu suy nhược, tình trạng sức khoẻ giảm sút,…
Vậy bạn sẽ target đến đối tượng này?
Câu trả lời là KHÔNG. Bởi họ chỉ là người sử dụng sản phẩm chứ không phải người mua sản phẩm.
Đối tượng chi tiền lúc này sẽ là con cháu trong nhà hoặc những người chăm sóc cụ ông, cụ bà đó. Bạn sẽ nhắm đến những người trưởng thành khoảng ngoài 30 tuổi, có cha mẹ già, ông bà,…
Thế nên người sử dụng sản phẩm không hẳn là người trực tiếp mua sản phẩm. Những người mua sản phẩm sẽ luôn chọn sản phẩm tốt nhất cho người sử dụng (chính mình hoặc người khác). Vì thế, các marketer cần xem xét và tìm hiểu kỹ về 2 nhóm đối tượng này.
Xác định sở thích và hành vi của khách hàng mục tiêu
Để nghiên cứu hành vi và sở thích của khách hàng, bạn cần nhiều thời gian hơn. So với kinh doanh truyền thống, việc phân tích và nghiên cứu hành vi mua hàng của khách hàng dã dễ hơn rất nhiều trong kinh doanh online. Tất cả đều được số hoá và đem lại những dữ liệu quý giá cho người làm marketing.
Dựa vào hành vi và sở thích, bạn có thể biết khách hàng mục tiêu sẽ hay mua hàng vào dịp nào nhất, họ mong muốn gì ở một sản phẩm nhất và sản phẩm đó giải quyết nhu cầu nào của họ. Thay vì chỉ tìm kiếm tính năng thông thường, khách hàng ngày nay quan tâm nhiều đến những lợi ích khác nhau như giá trị kinh tế, chất lượng hay thẩm mỹ…
Ví dụ: Bạn kinh doanh đồ bơi. Khách hàng sẽ thường mua hàng vào những tháng nào trong năm? Có phải là dịp hè, hoặc lễ, tết? Theo đó, bạn cần tận dụng hành vi, thói quen này của khách hàng để tiến hành các chương trình khuyến mãi, ưu đãi nhằm kích cầu mua sắm.
Nghiên cứu tâm lý để xác định khách hàng mục tiêu
Để nghiên cứu tâm lý khách hàng mục tiêu, bạn sẽ căn cứ vào các yếu tố như lối sống, cá tính, tầng lớp xã hội,…
Trong thế giới chuyển đổi số hiện nay, bạn dễ dàng nắm được những thông số trên nhờ vào sự lưu trữ thông tin trên website và mạng xã hội. Mọi hành vi, động thái của người dùng đều được ghi lại. Từ đó bạn có thể đưa ra những phân tích chi tiết và cần thiết cho việc kinh doanh của mình.
Khách hàng dễ nói ra như cầu và mong muốn của họ nhưng đa phần họ lại khá đắn đo để ra quyết định mua hàng. Họ có thể thay đổi suy nghĩ vào giây phút cuối cùng. Trường hợp xấu nhất là họ tìm đến và chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Vì thế, bạn cần nắm bắt khách hàng của mình là tuýp người như nào, làm sao để tiếp cận họ, làm sao để dẫn dắt họ đi từ sản phẩm này đến sản phẩm khác,… Đây là lúc bạn tận dụng yếu tố tâm lý để “chiều lòng” khách hàng. Tất cả nhằm hướng họ tới hành động cuối cùng là mua hàng và trung thành với thương hiệu.
Những xu hướng trên Google
Google Trends là những xu hướng trên Google. Nó giúp bạn xác định sở thích, độ “hot” của từ khóa hay chủ đề nào đó theo thời gian, cho bạn biết đối tượng mục tiêu của bạn có xu hướng mua hàng vào thời điểm nào trong năm. Điều này giúp ích rất nhiều nếu bạn muốn thu hẹp địa điểm cho ý tưởng kinh doanh của mình và chạy theo xu hướng chung để tiếp cận khách hàng nhanh chóng.
Các công cụ tìm kiếm Target Audience là gì
1. Builtwith (Trả phí)
Đây là một ứng dụng được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong quá trình phân tích cấu trúc bekend của bất kỳ site nào (ngoại trừ Https). Công cụ Builtwith cho phép bạn khám phá hầu hết mọi thứ của quá trình backend: từ hệ điều hành đang sử dụng để điều khiển server, chương trình framework, hệ thống mạng quảng cáo đang hoạt động, các công cụ phân tích, thống kê những widget được thay thế trong sidebar,… Quan trọng nhất là bạn có thể lấy được danh sách các khách hàng của các đối thủ.
2. LinkedIn (Miễn phí/Trả phí)
LinkedIn là một ứng dụng vô cùng hiệu quả cho các doanh nghiệp. Nó có vai trò như một công cụ quảng cáo hữu ích, đặc biệt vô cùng thích hợp với các doanh nghiệp B2B (kinh doanh hướng tới doanh nghiệp).
So với Facebook, quảng cáo trên đây đắt hơn nhiều, nhưng “đắt xắt ra miếng”, giá cả đi kém chất lượng. Chất lượng mình muốn nói ở đây là doanh nghiệp có thể nhắm đối tượng chính xác đến từng ngành nghề, chức vụ cụ thể thay vì quảng cáo tràn lan.
Hiện nay, các doanh nghiệp có thể tạo tài khoản trên LinkedIn miễn phí và đăng tin bài thông thường. Nhưng nếu muốn sử dụng các chức năng cao cấp để quảng cáo hay tìm khách hàng tiềm năng, thì chi phí cho một tài khoản cao cấp là 500 EUR/năm (còn chi phí khác kèm theo).
Thông thường, LinkedIn sẽ giới hạn lượng tìm kiếm trong một tháng (60 -100 lượt/tháng). Vì vậy nếu muốn nâng cấp gói tìm kiếm khách hàng, doanh nghiệp cần chi trả thêm một khoản phí phát sinh.
3. IPFingerprint (Trả phí)
Nếu bạn mong muốn tập hợp thông tin đầy đủ về những người đã truy cập website của mình thì IPF là công cụ tuyệt vời giúp bạn làm điều đó. Bạn có thể tìm kiếm khách hàng thông qua Google, hoặc AdRoll. Ứng dụng này giúp doanh nghiệp xác định thông tin chi tiết khách hàng thông qua địa chỉ IP. Rất tiện lợi phải không?
Tuy nhiên chi phí cho việc sử dụng IPFingerprint là điều khiến doanh nghiệp chùn bước. Bạn sẽ được dùng thử trong 2 tuần trước khi bỏ ra chi phí 120 EUR/tháng để có thể sử dụng những tính năng tuyệt vời của ứng dụng này.
4. Mailtester (Miễn phí)
Mail Tester là công cụ hỗ trợ tự động tìm kiếm và kiểm tra thật/giả địa chỉ email.
Sau khi truy cập vào Mail Tester, hãy nhập địa chỉ email muốn kiểm tra và ấn Check để website tiến hành phân tích. Sau khi kiểm tra, Mail Tester sẽ hiển thị thông tin chi tiết về các giao thức mà email này đã sử dụng cho người dùng quan sát. Sau đó sẽ đưa ra kết luận mail đó có phải thật hay không:
-
Nếu kết quả màu xanh lá cây thì email đó là thật.
-
Nếu kết quả là màu đỏ hoặc vàng thì email là hoàn toàn giả mạo.
5. Saleforce (Trả phí)
Saleforce là giải pháp phần mềm CRM điện toán đám mây theo yêu cầu đứng top đầu thế giới. Nó cung cấp một loạt các ứng dụng CRM chuyên về bán hàng và dịch vụ khách hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các ứng dụng phần mềm CRM online có nhiều những tính năng ưu việt như tiếp thị tự động, quản lý quan hệ đối tác, và dịch vụ khách hàng.
5 câu hỏi xác định khách hàng mục tiêu một cách chính xác
Nếu muốn tìm ra khách hàng mục tiêu và có chiến lược marketing hiệu quả đến nhóm đối tượng này. Bạn cần trả lời 5 câu hỏi dưới đây.
Thách thức của khách hàng mục tiêu là gì?
Thông thường người bán hàng chờ đến khi khách hàng đã xác định nhu cầu rõ ràng và sẵn sàng chi trả để giải quyết nhu cầu đó. Sau đó họ mới đầu tư thời gian, công sức để xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Nhưng người bán hàng giỏi nhất thường tìm đến khách hàng trước khi họ phát sinh nhu cầu. Có nghĩa là bạn tạo ra nhu cầu cho họ.
Ví dụ như câu chuyện “Bán lược cho sư”. Đối tượng của bạn chắc chắn không phải là nhà sư vì họ không có nhu cầu mua và sử dụng lược. Nhưng họ luôn có những nhu cầu khác, họ có thể là người mua và người sử dụng là những người đi chùa. Bằng cách nói với họ về việc mua lược làm quà tặng cho người thăm chùa, bạn đã mở ra một nhu cầu khác của nhà sư khi mua lược. Và bạn thành công với điều này.
Những người bán thường có suy nghĩ cố gắng giải quyết ổn thoả mọi vướng mắc giữa người mua và người bán. Nhưng họ lại thụ động chờ khách hàng hành động. Trong khi đó, những người bán hàng chuyên nghiệp đã chủ động trò chuyện, tìm ra nguyên nhân và thuyết phục khách hàng.
Các chuyên gia bán hàng thường xây dựng niềm tin của khách hàng trong suốt quá trình trải nghiệm. Bằng cách:
-
Đem đến cho họ những sản phẩm tốt nhất và những lợi ích cao nhất.
-
Đem đến những giải pháp xung quanh cuộc sống và sản phẩm.
-
Giúp khách hàng, cảm thấy thích thú với sự cải thiện đời sống hay hoạt động kinh doanh của họ nhờ sản phẩm mới mua được.
Niềm trăn trở của khách hàng mục tiêu là gì?
Nỗi trăn trở của khách hàng nằm ở:
-
Chất lượng sản phẩm (real hay fake, kém chất lượng hay không,…), nó giải quyết nhu cầu gì cho họ.
-
Giá cả sản phẩm có đúng với giá trị họ nhận được hay không
-
Phân phối sản phẩm có thuận tiện hay không, có shop gần nơi họ ở hay có vận chuyển online không.
-
Chính sách mua bán, hệ thống thanh toán có thuận tiện hay phức tạp,…
Đó là một vài trăn trở khiến khách hàng chưa thể ra quyết định mua hàng dù đã có nhu cầu và nhìn thấy quảng cáo của bạn nhiều lần.
Khó khăn của khách hàng mục tiêu là gì?
Để biết được khó khăn của khách hàng mục tiêu, bạn cần đặt mình vào vị trí và hoàn cảnh của họ. Lúc này bạn mới biết họ đang gặp khó khăn ở đâu, có vấn đề nào chưa thể giải quyết được,… Từ đó, phác thảo ra những hướng giải quyết nhằm giúp họ thêm tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn.
Mong muốn của khách hàng mục tiêu là gì?
-
Khách hàng mục tiêu muốn tăng tính cá nhân hóa.
-
Khách hàng mục tiêu muốn có nhiều lựa chọn hơn.
-
Khách hàng mục tiêu muốn sự kết nối liên tục với người bán.
-
Khách hàng mục tiêu muốn được lắng nghe nhiều hơn và phản hồi nhanh hơn…
Cách đây vài năm, Coca-Cola đã tạo ra chiến dịch quảng cáo thực sự ấn tượng. Hãng này cho ra những sản phẩm với bao bì ghi tên khách hàng. Đây là chiến dịch cá nhân hoá sản phẩm nhằm đưa hình ảnh Coca-Cola đến gần hơn với những thanh thiếu niên Việt Nam. Chiến dịch này đã thành công ngoài sức tưởng tượng.
Vậy đó, đáp ứng được phần nào đó mong muốn của khách hàng mục tiêu, bạn dễ dàng giữ chân họ ở lại với thương hiệu lâu hơn.
Nỗi đau của khách hàng mục tiêu là gì?
Nỗi đau của khách hàng có thể xuất phát từ tài chính (không đủ khả năng chi trả), năng suất (tiết kiệm thời gian với từng ấy công việc), quy trình (lằng nhằng hay đơn giản), sự hỗ trợ,… Nhắc đến nỗi đau cần một sự tinh tế, nếu không sẽ rất phản cảm với người đọc.
Nếu bạn giải quyết được câu hỏi này, bạn sẽ có lượng lớn khách hàng trung thành với mình. Chẳng những họ trung thành mà họ còn giới thiệu sản phẩm đến với nhiều người khác. Đây là cách bạn đang tận dụng truyền thông Word of Mouth (WOM) để tạo độ phủ cho sản phẩm và thương hiệu trên thị trường.
Kết luận
Vậy là bạn đã hiểu Target Audience là gì và những cách xác định khách hàng mục tiêu như thế nào rồi phải không? Điều quan trọng vẫn nằm ở lợi ích mà sản phẩm chất lượng đem lại cho khách hàng. Cảm ơn bạn đã tham khảo các bài viết của MyB Media!
Xem thêm: