Làm thế nào để tích hợp chat Facebook vào website?

Dù có sự cạnh tranh của nhiều nền tảng xã hội khác nhưng có thể nói Facebook vẫn là mạng xã hội “quốc dân” đối với nhiều người Việt Nam. Hầu hết người dân Việt Nam đều có tài khoản Facebook, kể cả là với thế hệ lớn tuổi. Và việc giao lưu, trò chuyện qua hệ thống Messenger của Facebook cũng chẳng còn xa lạ gì với chúng ta. Chính vì thế, những người kinh doanh qua website nếu muốn tư vấn cho khách hàng nhanh chóng hơn thì việc tích hợp chat Facebook vào website sẽ là 1 hướng đi đúng đắn.

Cùng theo dõi bài viết sau của MyB để biết tích hợp Facebook chat vào website còn có những tiện ích gì cho người bán hàng và cách để tích hợp nó vào website nhé!

tích hợp chat facebook vào website

Xem thêm: Dịch vụ quảng cáo Facebook

Ưu điểm của Facebook Messenger

Trong khi ngoài kia có hàng chục các công cụ Live chat miễn phí khác như: Subiz, vChat, Zalo,… thì MyB vẫn khẳng định rằng Facebook Messenger là 1 công cụ tốt cho những người kinh doanh để thu thập thông tin và tư vấn cho người dùng trên website. Một số ưu điểm của nó là:

  • Giúp người bán chat và tương tác với khách hàng dễ dàng dù họ có để lại Email hay số điện thoại hay không.

  • Giúp thu thập các thông tin cơ bản về khách hàng như: giới tính, sở thích, lĩnh vực hoạt động, tuổi, nơi ở… chỉ trong chốc lát.

  • Facebook Messenger giúp bạn lưu giữ tin nhắn của khách hàng khi bạn không kịp trả lời ngay tức khắc. Các tin nhắn đó sẽ được live chat Messenger lưu trữ tại mục quản lý tin nhắn trên trang của bạn trong khi các ứng dụng khác thì không làm được điều này.

  • Phân chia, quản lý khách hàng đơn giản hơn bằng phương pháp tạo nhãn (tag) cho họ bởi Facebook Messenger cho phép người dùng ghi chú lại thông tin quan trọng trong khung chat. Đồng thời, Messenger còn hỗ trợ bạn thêm tính năng phân chia tình trạng hoặc lọc tin nhắn như: tin nhắn chính, chưa đọc, theo dõi, xong, spam,.. không khác gì Email.

  • Cho phép người dùng gửi thông báo, khuyến mãi, sản phẩm một cách tự động bằng các tin nhắn mẫu soạn sẵn.

  • Chia khách hàng cho các nhân viên tư vấn đơn giản, nhanh chóng. Điều này rất tiện ích cho các doanh nghiệp có nhiều nhân viên chăm sóc khách hàng, giúp sắp xếp và tối ưu công việc hiệu quả hơn.

Tuy vậy, dùng Facebook chat để tích hợp trong website bán hàng còn tồn tại khá nhiều nhược điểm. Trong đó, yếu điểm lớn nhất của Messenger đó là không thể thu thập email hay số điện thoại của khách hàng như các Live chat  khác.

tích hợp chat facebook vào website

Xem thêm: Favicon là gì? Tại sao website cần phải có favicon?

Hướng dẫn cách tích hợp chat Facebook vào website trên WordPress

Ở đây, MyB sẽ hướng dẫn bạn tích hợp chat Facebook vào WordPress. Trước khi thực hiện việc tích hợp Facebook chat vào website, bạn cần có Fanpage trên nền tảng này với quyền quản trị để thiết lập các thông số. Hoặc nếu chưa có, bạn có thể tự tạo một Fanpage cho riêng mình trước. Sau khi đã có Fanpage, bạn tiến hành tích hợp live chat Facebook vào website theo các bước dưới đây.

Bước 1: Bạn truy cập vào trang Fanpage và nhấp vào mục Cài đặt (Setting) ở menu bên trái.

tích hợp chat facebook vào website

Bước 2: Nhấp chọn phần Nhắn tin (Messaging) ở menu bên trái rồi tìm đến phần Thêm Messenger vào trang web (Add Messenger to your website) và nhấp vào nút Bắt đầu (Get Started).

tích hợp chat facebook vào website

Bước 3: Bạn bắt đầu thực hiện cài đặt Messenger vào trang web của mình theo hướng dẫn sau:

  •  Nhập vào domain website của bạn để thiết lập Plugin

tích hợp chat facebook vào website

  • Ngôn ngữ: chọn Tiếng Việt nếu khách hàng của bạn chủ yếu là người Việt Nam, nếu không bạn tốt nhất nên chọn tiếng Anh.

tích hợp chat facebook vào website

  • Copy đường link dẫn website của bạn vào khung.

tích hợp chat facebook vào website

  • Sao chép và dán đoạn mã dưới đây vào website của bạn rồi chọn Tiếp (Next).

tích hợp chat facebook vào website

  • Cuối cùng, bạn dán đoạn mã sau thẻ <body> mở đầu trên từng web mà bạn muốn hiển thị Plugin chat và nhấn chọn Hoàn tất (Finish) là được.

tích hợp chat facebook vào website

Bạn truy cập vào quản lý trang web của mình và dán đoạn mã như hình dưới đây. Vị trí lý tưởng để bạn chèn code là Footer (chân trang).

Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *