Marketing Dịch Vụ 7P Là Gì? Ứng Dụng Trong Kinh Doanh

Trong kinh doanh, Marketing là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng giúp doanh nghiệp có thể vạch ra các chiến lược và thực thi hoạt động kinh doanh hiệu quả. Đây chính là nguyên do vì sao từ khởi điểm của ngành kinh doanh, những lý thuyết Marketing luôn không ngừng được phát triển để áp dụng vào thực tế. Trong đó, mô hình Marketing dịch vụ 7P là khái niệm rất phổ biến trong ngành kinh doanh dịch vụ. Ở bài viết này, MyB sẽ cùng bạn đi tìm hiểu mô hình 7P trong Marketing dịch vụ là gì, ứng dụng của nó trong kinh doanh ra sao.

Xem thêm: Báo giá dịch vụ phòng marketing thuê ngoài

Marketing Dịch Vụ 7P Là Gì?

Trước khi tìm hiểu về chiến lược marketing 7P, chúng ta cần tìm hiểu ngành dịch vụ là gì và tính chất của Marketing trong lĩnh vực này.

Những nét đặc trưng của ngành dịch vụ là:

  • Tính vô hình: Khách hàng thường khó hình dung và đánh giá về “sản phẩm” nhưng những ngành kinh doanh thông thường. Ở trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, thứ quan trọng nhất chính là trải nghiệm của khách hàng và giá trị mà người bán mang lại cho họ chứ không phải sản phẩm.

  • Không thể tách rời: Dịch vụ chính là một quá trình không thể tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng. Ví dụ với một số loại hình dịch vụ như spa, làm đẹp,… khách hàng luôn phải có mặt trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ.

  • Không đồng đều về chất lượng: Dịch vụ luôn không phải là mặt hàng sản xuất hàng loạt do đó, thật khó để đo lường và đánh giá một cách chính xác nhất. Chất lượng của dịch vụ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thái độ, kỹ năng của người cung cấp dịch vụ qua đó, đem lại trải nghiệm của khách hàng.

  • Không dự trữ được: Dịch vụ không có hạn sử dụng như những mặt hàng tiêu dùng. Nó chỉ tồn tại trong thời gian khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Ví dụ như bạn đến 1 nhà hàng để thưởng thức bữa sáng thì bữa ăn đó chính là dịch vụ và nó cũng sẽ dừng lại sau khi bạn kết thúc bữa tối sáng đó.

Hiện tại, các loại hình kinh doanh dịch vụ trên thế giới đang được phát triển rất đa dạng và xâm nhập mạnh mẽ vào toàn bộ cuộc sống của chúng ta như: dịch vụ ngân hàng, làm đẹp, nhà hàng, bệnh viện, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng, vv…

Để nói về tầm quan trọng của Marketing trong kinh doanh dịch vụ, có thể nói đây chính là 1 công đoạn vô cùng thiết yếu bởi nó giúp doanh nghiệp khởi tạo mối quan hệ từ đó gây dựng lòng tin với khách hàng. Và đây chính là 1 quá trình yêu cầu sự liên tục, lâu dài từ phía người kinh doanh chứ thể sớm muộn ngày 1 ngày 2.

Marketing Dịch Vụ 7P Là Gì? Ứng Dụng Trong Kinh Doanh

Xem thêm: Dịch Vụ Marketing Trọn Gói Uy Tín Tại Hà Nội

Mối Quan Hệ Giữa Chiến Lược Marketing Mix 4P Và 7P

Thông thường, Chúng ta hay nghe nói nhiều về khái niệm Marketing hỗn hợp 4P: Product (Sản phẩm), Price (Định giá), Place (Địa điểm), Promotion (Xúc tiến bán) nhưng còn Marketing 7P thì có thể chưa được nhiều người biết tới. Thực tế, Marketing 7P là một mô hình được kế thừa và mở rộng từ lý thuyết Marketing mix 4P. Nếu như nói Marketing 4P chỉ là khái niệm chung với tất cả các ngành kinh doanh thì mô hình 7P thường đi sâu hơn vào ngành dịch vụ.

Bởi các nguyên lý tiếp thị sử dụng cho sản phẩm không thể phù hợp hoàn toàn với lĩnh vực dịch vụ, vậy nên Marketing 7P ra đời để sát với thực tế của ngành dịch vụ hơn. Và như thế theo xu hướng phát triển của xã hội, dần dần mô hình 4P đã được thêm vào 3 yếu tố khác là: Con người (People), Quy trình (Process) và Cơ sở vật chất (Physical evidence) bên cạnh 4 yếu tố cũ để trở thành mô hình Marketing 7P.

Vậy Marketing dịch vụ 7P là gì và nó đóng vai trò thế nào trong lĩnh vực kinh doanh? Hãy cùng MyB tiếp tục tìm hiểu trong phần kế tiếp.

7P Trong Marketing Dịch Vụ Bao Gồm Những Gì?

Như đã nói ở trên, mô hình tiếp thị 7P bao gồm 7 yếu tố như sau:

1. Product (Sản phẩm)

Trong kinh doanh dịch vụ thì “sản phẩm” sẽ là thứ vô hình, không đồng nhất và cũng không thể nhận diện như kinh doanh hàng hóa. Do vậy, việc định giá sản phẩm còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nhu cầu của thị trường tại thời điểm kinh doanh, chất lượng “sản phẩm”, giá trị thương hiệu, giá trị của đối tượng khách hàng…  Và trong đó, yếu tố quan trọng nhất để đem lại giá trị cho dịch vụ mà bạn cung cấp chính là cảm nhận của khách hàng. Sự công nhận của họ về dịch vụ của bạn sẽ trở thành thước đo mà giá trị sản phẩm mà bạn mang lại.

2. Price (Giá cả)

Sản phẩm có thể định giá dễ dàng từ các khâu như chi phí nguyên liệu, chi phí sản xuất, chi phí đầu tư, chi phí quảng cáo,… nhưng giá cả của dịch vụ lại rất khó đánh giá hơn rất nhiều. Khi một nhà hàng kinh doanh thì định giá sản phẩm không còn chỉ tính trên các loại chi phí mà người chủ phải bỏ ra để làm được các món ăn đó mà chúng ta còn tính thêm các yếu tố  khác nữa ví như cách phục vụ của nhà hàng, cách ứng xử của nhân viên,…

Khi định giá cho sản phẩm trong lĩnh vực dịch vụ, bạn có thể tham khảo cách tính toán dựa trên những tiêu chí sau:

  • Chi phí bỏ ra để cung cấp dịch vụ: bao gồm tiền nhân công, phí hoạt động marketing, các dịch vụ đi kèm… nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm khách hàng.

  • Giá trị dịch vụ của bạn mang lại đã phù hợp với mức giá đã định chưa? Hãy xác định rõ đúng bản thân có đang đem lại giá trị tương đương với mức giá mà khách bỏ ra để sử dụng dịch vụ của bạn chưa. Không phải cứ giá cao là khách hàng sẽ nghĩ “tiền nào của nấy đâu”.

  • Điểm Khác biệt của bạn so với đối thủ là gì? Bạn càng đem lại nhiều sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh thì càng có nhiều lợi thế khi định giá.

  • Khách hàng mục tiêu của bạn thoải mái khi chi tiền sử dụng dịch vụ không? Mức giá bạn đưa ra cần phù hợp với thu nhập của đối tượng khách hàng mà mình nhắm tới.

Marketing Dịch Vụ 7P Là Gì? Ứng Dụng Trong Kinh Doanh

3. Place (Địa điểm)

Dịch vụ không thể vận chuyển để phân phối như sản phẩm vì vậy địa điểm kinh doanh cũng là 1 yếu tố cần phải chú ý. Hãy luôn suy nghĩ về nơi mà bạn dự định cung cấp dịch vụ xem chúng có thật sự phù hợp với đối tượng khách hàng chưa và có thể thuận tiện cho việc phát triển kinh doanh không. Thường không ai lại đi hàng chục cây số chỉ để tới 1 nhà hàng thưởng thức bữa ăn. Do đó, địa điểm cần phù hợp sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian hơn. Doanh nghiệp bạn cần nghiên cứu đối tượng mục tiêu mình nhắm tới thường có thói quen ăn uống ở đâu để chọn vị trí gần nhất với họ. Bởi vị trí càng gần khách hàng, khả năng họ lui tới sử dụng dịch vụ sẽ càng cao.

4. Promotion (Xúc tiến bán)

Một yếu tố quan trọng khác trong công thức Marketing 7P đó chính là chiến lược xúc tiến bán. Đơn giản, nó là cách mà bạn thúc đẩy hoạt động mua bán, sử dụng dịch vụ của khách hàng dưới mọi hình thức như: PR, quảng cáo, tiếp thị,… Đây là 1 khâu rất quan trọng trong quy trình Marketing mix bởi chỉ cần những thay đổi nhỏ trong cách thức bạn quảng bá cũng có thể dẫn tới những thay đổi lớn trong kết quả kinh doanh mà cụ thể là doanh số bán hàng.

Xem thêm: Tại Sao Cần Làm Content Marketing?

5. People (Con người)

Yếu tố con người là yếu tố quyết định ở bất cứ hoạt động nào trong kinh doanh. Ví dụ như các cửa hàng lớn như FPT shop, Thế giới di động tại sao lại được đánh giá cao hơn những cửa hàng cung cấp đồ điện tử khác? Ngoài chế độ bảo hành thì chất lượng nhân viên phục vụ cũng là nhân tố tạo nên đẳng cấp cho cửa hàng. Chính vì thế, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đều chú trọng tới việc đào tạo nhân viên để nâng cấp trải nghiệm cho khách hàng.

Marketing Dịch Vụ 7P Là Gì? Ứng Dụng Trong Kinh Doanh

6. Process (Quy trình cung ứng)

Như đã nói bên trên, dịch vụ không đồng nhất như hàng hóa tuy nhiên, để đảm bảo sự đồng đều trong chất lượng dịch vụ tới mọi khách hàng thì quy trình cung ứng phải được hoàn thiện ở mức độ tốt nhất. Do đó, việc các nhà kinh doanh dịch vụ xây dựng 1 quy trình cung ứng tới tay khách hàng là điều rất cần thiết nhằm đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ, đồng thời giảm thiểu được các sai sót trong khâu cung cấp.

7. Physical evidence (Điều kiện vật chất)

Vì dịch vụ là vô hình, nên kết hợp các yếu tố hữu hình nhất định sẽ nâng cao được trải nghiệm của khách hàng. Bạn có thể thấy rõ ràng điều đó khi bước vào các spa làm đẹp, chúng thường được trang bị cơ sở vật chất vô cùng tốt như: ghế sofa khu vực nghỉ ngơi, thiết bị ánh sáng đầy đủ, đôi khi còn xông cả tinh dầu giúp khách hàng cảm thấy thoải mái.

Marketing Dịch Vụ 7P Là Gì? Ứng Dụng Trong Kinh Doanh

Ứng Dụng Mô Hình 7P Trong Marketing Dịch Vụ

Đối với những người kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thì mô hình 7P là một lựa chọn tuyệt vời giống như kim chỉ nam để bạn phát triển việc kinh doanh. Các công ty có thể sử dụng mô hình Marketing 7P để đặt mục tiêu, kết hợp với việc phân tích nội tại của doanh nghiệp theo mô hình SWOT để đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý. Và trong từng giai đoạn khác nhau, doanh nghiệp phải liên tục đặt ra các câu hỏi cho mô hình kinh doanh 7P để theo kịp với sự thay đổi của xu hướng và thời đại.

Sau đây, chúng tôi sẽ lấy ví dụ về Marketing 7P trong MyB để các bạn có thể hình dung rõ hơn:

Được thành lập vào năm 2020, MyB cung cấp các giải pháp Marketing toàn diện cho hàng trăm, ngàn khách hàng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài.

Product (Sản phẩm): Cung cấp các giải pháp Marketing phục vụ cho nhu cầu quảng bá sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu cho các khách hàng.

Price (Giá bán): Đa dạng các gói dịch vụ từ chụp ảnh sản phẩm, viết content bán hàng, quảng cáo Facebook/Google, chăm sóc và quản trị Fanpage với mức giá hợp lý.

Place (Phân phối): Phân phối dịch vụ trên toàn quốc qua các kênh mạng xã hội.

Promo (Xúc tiến): Làm việc hiệu quả với SEO website, quảng cáo trực tuyến trên mạng xã hội như Facebook, Tiktok,…

People (Con người): Bao gồm các phòng ban: phòng Marketing, phòng Nhân sự, phòng Tư vấn & chăm sóc khách hàng,… Trong đó, đội ngũ nhân viên Marketing với kinh nghiệm lâu trong nghề, có trình độ cao luôn đảm bảo đem lại giải pháp truyền thông tối ưu tới khách hàng.

Process (Quy trình): Quy trình cung cấp dịch vụ nhanh chóng và tiện lợi qua mạng xã hội, dù bạn ở bất kỳ đâu.

Physical Evidence (Cơ sở vật chất): MyB đầu tư các công cụ tốt nhất nhằm phục vụ nhu cầu phân tích và đo lường hiệu quả truyền thông trong quá trình làm việc.

Kết Luận

Kinh doanh dịch vụ hiện tại chính là hướng đi ưu tiên của mọi doanh nghiệp ở mọi ngành nghề khác nhau. Và chiến lược 7P trong Marketing dịch vụ luôn nắm giữ vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch xây dựng và phát triển tiềm lực của doanh nghiệp trong tương lai. Hy vọng với bài viết trên, bạn đã hiểu rõ phần nào về chiến lược Marketing dịch vụ 7P.

Tham khảo thêm bài viết cùng chủ đề:

Bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *